Mộc tặc là gì? Cây mộc tặc chữa bệnh gì?
Cây mộc tặc là vị thuốc được sử dụng khá phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh. Dược liệu mộc tặc có tác dụng điều trị hiệu quả các bệnh đi ngoài ra máu, xuất huyết trong, lợi tiểu, ho hen, đau mắt, lỵ ra máu,… Vậy cây mộc tặc là cây gì? Cây mộc tặc chữa bệnh gì?
Cây mộc tặc là cây gì?
Tuy nhiên, để tìm hiểu cây mộc tặc chữa bệnh gì thì trước tiên ta hãy tìm hiểu về cây mộc tặc trước nhé
Cây mộc tặc thuộc họ mộc tặc có tên khoa học là Equisetum debile Roxb, cay với nhiều tên gọi khác nhau như mộc tặc thảo, cỏ tháp bút, tiết cốt thảo, bút đầu thái,…
Cây mộc tặc là loại cỏ thân thảo sống lâu năm chiều cao trung bình khoảng 1m. Thân cây có hình trụ rỗng mọc thẳng đứng, có màu lục được chia thành nhiều đốt, thân rễ chùm dài nằm sâu dưới đất. Do cây sống lâu được nhờ vào thân rễ và cây xuất hiện 2 thứ cành là cành hữu thụ và cành bất thụ. Cành hữu thụ xuất hiện trước cành bất thụ, nhưng cành hữu thụ dài hơn, có thể dài 20 – 30cm. Các nhánh mảnh mọc thẳng đứng lên trên, trên thân có các vòng mấu. Mỗi mấu có 8 – 12 lá tạo thành bẹ có màu nâu.
Tại phía gốc, mỗi mấu có một vòng lá nhỏ hình sợi đính liền vào nhau thành một thứ bẹ ôm lấy cành. Những cành con cũng mọc từ các mấu và có thể có nhiều nhánh con. Chúng có khối hình trứng kéo dài và không phân nhánh. Khối này chính là các bông lá bào tử, nó gồm các vẩy dạng định mang túi bào tử có hình cầu ở mặt dưới. Có thế thấy, cây mộc tặc chỉ sinh trưởng và phát triển ở đầu ngọn, làm thân rộng hơn chứ phần ở giữa thân không phát triển. Cây cũng giống như các loài thuộc họ mộc tặc khác thường không có hoa và hạt.
Các cơ quan sinh sản của cây là vào cuối mùa đông và đầu mùa xuân
Khu vực phân bố
Cây mộc tặc là loại cây thường sinh trưởng và phát triển chậm, mọc trong những khu rừng ẩm. Cây mộc tặc thường bắt gặp nhiều ở các tỉnh miền núi và trung du. Cây mọc thành đám nhở ở đất ẩm, dọc theo sông suối, những vùng có đất sét ẩm ướt, những cồn cát, đây là những nơi thường chứa hàm lượng silic và khoáng chất cao. Cây mộc tặc thường rụng lá ở vùng có khí hậu lạnh và chúng duy trì suốt mùa đông ở những vùng có khí hậu ấm.
Cây mộc tặc mộc nhiều trên những đồng ruộng hoặc các vùng ẩm ướt ở nhiều nước ôn đới và châu Âu.
Cây mộc tặc ở Việt Nam thường được tìm thấy ở những khu vực ẩm ướt như Sapa, Lào Cai, hoặc trên các vùng núi cao khác.
Thu hái và chế biến – Cây mộc tặc chữa bệnh gì?
Toàn bộ bộ phận của cây mộc tặc đều có thể sử dụng làm thuốc.
Dược liệu mộc tặc là nhiều đoạn thân và những cành hình ống dài khoảng 7 – 15cm, có màu nâu sẫm. Cành có màu xám tro hoặc màu lục nhạt hoặc hơi vàng, có nhiều rãnh dọc song song nhau, cứ mỗi rãnh sẽ ứng với một lỗ khuyết trong phần vỏ.
Cành chia ra làm nhiều đốt, mỗi mấu mang một vòng lá nhỏ, màu nâu, hình sợi, dẹt dính vào thành một bẹ, có màu lục nhạt, có răng cưa ôm lấy cành và thường lá ở dạng sợi khi rụng đi chỉ còn bẹ. Gốc mỗi nhánh có một bẹ hình ống ngắn, màu nâu, chất giòn, dễ bẻ gãy, bẻ đôi cành thấy rỗng và mấu gần đặc.
Để thu hoạch dược liệu có chất lượng cao thì ta nên thu hoạch dược liệu vào cuối mùa hè là tốt nhất. Khi thu hoạch cắt lấy phần trên mặt đất, lựa chọn những chồi màu lục không có khả năng sinh sản. Dược liệu mộc tặc sau khi hái về rửa sạch rồi đem phơi khô và bảo quản nơi thoáng mát, khô ráo để sử dụng lâu dài.
Thành phần hóa học
Theo tài liệu mới nhất của y học cổ truyền, dược liệu mộc tặc chứa nhiều thành phần quan trọng có tác dụng chữa bệnh hiệu quả như nicotin, flavanoid, alcaloid vitamin, saponin, Acid Silixic, chất béo, flavoxanthin, vitamin C, palustrin, xanthophylle,…
Tác dụng dược lý
Trong đông y cây mộc tặc chữa bệnh gì?
Dược liệu mộc tặc có vị ngọt, đắng, có tính bình nên được quy vào 3 kinh can, phế và đảm. Mộc tặc có tác dụng giúp cầm máu, giúp sẹo mau lành, điều hòa kinh nguyệt, bệnh trĩ, đau mắt, đau họng, sốt rét, nhọt sưng, sa trực tràng, chảy máu ở ruột, mộng thịt ở mắt, viêm gan,…
Trong y học hiện đại cây mộc tặc chữa bệnh gì?
Từ thí nghiệm trên động vật cho thấy uống nước sắc dược liệu cỏ tháp có tác dụng lợi tiểu rõ rệt và trên thí nghiệm trong một bài thuốc gồm dược liệu mộc tặc và 7 loại dược liệu khác để điều trị bệnh viêm loét kết mạc do virus herpes gây ra cộm mắt, đau nhức chói thì phần lớn bệnh được chữa khỏi khá cao. Bên cạnh đó, dược liệu mộc tặc có tác dụng hạ huyết áp, thu liễu, tiêu viêm.
Tuy nhiên, dược liệu này tuy được y học cổ truyền đánh giá cao về tác dụng chữa bệnh nhưng trong y học hiện đại thì vẫn chưa được nghiên cứ nhiều.
Cây mộc tặc có tác dụng gì
Cây mộc tặc có tác dụng chữa bệnh gì?
Viêm kết mạc cấp
Băng huyết, rong kinh kéo dài
Viêm tuyến lệ cấp
Phù thũng do phù cước khí hoặc viêm cầu thận
Viêm gan
Viêm bàng quang
Viêm thận
Tiểu ra máu
Cầm máu
Trĩ ra máu, trĩ lâu năm
Động thai
Nước tiểu đỏ, tiểu ra sỏi
Mắt có mọng, mắt có màng
Làm ra mồ hôi
Chảy máu dạ dày
Chảy nước mắt, mờ mắt
…
https://mitavietnam.com/nha-may-san-xuat-tui-vai-canvas/
https://mitavietnam.com/cong-ty-may-balo-xuat-khau/
https://mitavietnam.com/chon-balo-cho-be-lop-1/
https://mitavietnam.com/danh-muc-san-pham/balo-quang-cao/
https://mitavietnam.com/dat-may-balo-theo-yeu-cau-tphcm/