Địa liền có tác dụng gì và những bài thuốc chữa bệnh từ địa liền
Địa liền là vị thuốc nam quý được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Từ xa xưa, địa liền đã được sử dụng chữa trị trong một số trường hợp đau nhức xương khớp hoặc những bệnh lý có liên quan đến đường tiêu hóa như đầy bụng, đau dạ dày,… Vậy địa liền là gì? Địa liền có tác dụng gì? Công dụng của địa liền đối với sức khỏe?
Địa liền là cây gì?
Trước tiên, để tìm hiểu địa liền có tác dụng gì thì ta hãy cùng tìm hiểu đặc điểm mô tả của cây địa liền nhé.
Cây địa liền thuộc họ gừng, có tên khoa học là Kaempferia galanga L. Cây còn có tên gọi khác như sa khương, sơn nại, tam nại hoặc thiền liền.
Cây địa liền là loại cỏ nhỏ thân thảo sống lâu năm, không có thân. Thân rễ có màu xanh nhạt, có nhiều rễ cũ nhỏ bám vào nhau, có hình trứng với nhiều vân ngang.
Lá địa liền mọc xòe sát mặt đất, có hình trứng gần tròn, có 2 – 3 lá cái, có bẹ. Phiến lá có hình bầu dục, thót hẹp lại thành cuống. Mép lá nguyên, mặt trên lá nhẵn có mà xanh lục, mặt dưới lá có lông mịn.
Hoa mọc ở nách lá có màu trắng và có những điểm tím ở giữa cánh hoa, gồm 8 – 10 hoa, không có cuống hoa. Cây địa liền quanh năm xanh tốt và cay thường ra hoa vào tháng 8 – 9 hàng năm.
Khu vực phân bố
Cây địa hoàng mọc hoang nhiều nơi ở các nước châu Á như Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia, Indonesia, Nam Trung Quốc, Malaysia,…
Ở nước ta, cây địa liền mọc hoang ở các cánh rừng và bên cạnh đó, cây được trồng tại các vườn thuốc nam, trong vườn nhà gia đình, trông bệnh viện, trường học,…
Thu hái, chế biến
Người ta thường dùng củ địa liền để là thuốc chữa bệnh. Củ địa liền được thu hái quanh năm và thời gian thu hái chủ yếu vào tháng 11 đến tháng 3 năm sau khi lá đã bắt đầu lụi dần, củ đã già, khi đó củ sẽ có nhiều dược tính.
Dược liệu sau khi thu hoạch về đem rửa sạch, để ráo nước rồi cắt thành từng lát mỏng đem phơi khô hoặc xông diêm sinh một ngày. Tuy nhiên, người dùng tuyệt đối không sấy dược liệu bằng than đen vì củ sẽ bị đen và mất đi mùi thơm. Ngoài ra, dược liệu có thể cắt lát mỏng, phơi khô rồi dùng dần.
Thành phần hóa học
Theo nghiên cứu cho thấy, trong địa liền có chứa tính dầu với các hợp chất chính như xinamic axit etyl, xineola, bocneola metyl,…
Tác dụng dược lý
Trong đông y địa liền có tác dụng gì?
Dược liệu địa liền có vị cay, có tính ấm nên được quy vào 2 kinh tỳ và vị. Dược liệu địa liền có tác dụng chữa lạnh bụng, tiêu chảy, cảm sốt, nhức đầu, đau nhức các khớp, sâu răng, chữa tê thấp, lợi tiểu, long đờm, chữa tê phù, tê thấp, chống ho, chống nhiệt, hen suyễn, động kinh, chữa các bệnh về đường tiêu hóa,…
Trong y học hiện đại địa liền có tác dụng gì?
Tác dụng giảm đau: Theo nghiên cứu trên chuột nhắt cho thấy bằng axit axetic 0,6% để gây đau nội tạng, dược liệu địa liền có tác dụng làm giảm số lần đau và số lượng đau. Dược liệu này sẽ không thể hiện tác dụng giảm đau kiểu morphin nếu gây đau bằng kim loại nóng.
Tác dụng hạ sốt: Theo thí nghiệm trên thỏ bị gây sốt bằng pyrogen giúp hạ sốt hiệu quả.
Tác dụng chống viêm : Với thí nghiệm trên chuột cống trắng bằng kaolin sẽ có tác dụng chống viêm rõ rệt.
Ngoài ra, dược liệu địa liền còn có tác dụng chữa viêm dạ dày cấp và mạn tính, viêm ruột cấp. đau nhức xương khớp, đau thần kinh tọa, tăng cường hệ tiêu hóa, chữa các bênh ngoài da và có tác dụng độc đối với tế bào carcinom cổ tử cung.
Địa liền có tác dụng gì?
Dược liệu địa liền có tác dụng điều trị:
Kích thích hệ tiêu hóa
Cảm sốt, nhức đầu, cảm lạnh
Đau thần kinh tọa
Đau dạ dày
Giảm ho hiệu quả
Đau nhức xương khớp
Ăn uống không tiêu
Táo bón
Đau nhức răng
Đau mỏi gân cốt
Phù nề, tê thấp, đau lưng
Chữa sâu răng, giảm hôi miệng
Ngực bụng lạnh đau
…
https://mitavietnam.com/nha-may-san-xuat-tui-vai-canvas/
https://mitavietnam.com/cong-ty-may-balo-xuat-khau/
https://mitavietnam.com/chon-balo-cho-be-lop-1/
https://mitavietnam.com/danh-muc-san-pham/balo-quang-cao/
https://mitavietnam.com/dat-may-balo-theo-yeu-cau-tphcm/