Dạ cẩm là gì? Dạ cẩm có tác dụng gì?
Cây dạ cẩm là một vị thuốc dân gian quen thuộc, nó được biết đến rộng rãi với tác dụng điều trị các vết loét, nhiễm trùng vết thương và đặc biệt có lợi cho những bệnh nhân mắc bệnh dạ dày. Loại cây này cũng đã được nghiên cứu và bào chế thành nhiều sản phẩm từ thảo dược khác để chăm sóc sức khỏe con người. Vậ dạ cẩm là gì? Dạ cẩm có tác dụng gì? Công dụng của dạ cẩm có tác dụng gì?
Dạ cẩm là gì?
Để tìm hiểu dạ cảm có tác dụng gì thì ta hãy cùng tìm hiểu dạ cẩm là gì trước nhé.
Cây dạ cẩm thuộc họ cà phê có pháp dang khoa học là Rubiaceae, cây có tên khoa học là Oldenlandia eapitellata Kuntze. Cây dạ cẩm còn có nhiều tên gọi khác nhau như ngón lợn, dây ngón cúi, đất lượt, loét mồn, cây loét miệng,…
Dạ cẩm là loại cây thân bụi, leo bằng thân quấn, chiều cao cây từ 2-3m. Thân cây nhỏ, hình trụ, sần sù, thân có thể có lông hoặc không có lông. Thân cây chia thành nhiều đốt, mỗi đốt lại phình to ra và đây cũng là vị trí chiết cây và trữ nước.
Lá dạ cẩm mọc so le, hình trứng hoặc hình bầu dục, dài khoảng 6-12cm. Mặt trên của lá có màu xanh đậm hơn mặt dưới, cuống lá ngắn, gân lá nổi rõ.
Tùy theo môi trường sống của cây dạ cẩm mà hoa có màu trắng tinh khiết hoặc màu trắng vàng. Hoa thường mọc thành chùm hoặc ở kẽ lá ở ngọn cây.
Mỗi chùm hoa có các ống nhỏ dạng chùm, các cánh hoa phủ lông mềm xung quanh. Cây dạ cẩm thường ra hoa vào tháng 6 đến tháng 8 hàng năm. Sau thời kỳ ra hoa, cây bắt đầu kết trái, bên trong có nhiều hạt màu đen. Quả nang nhỏ, xếp hình cầu, cây thường cho quả vào tháng 5 đến tháng 7 hàng năm.
Phân loại cây dạ cẩm – Dạ cẩm có tác dụng gì?
Cây dạ cẩm có mấy loại? Theo nghiên cứu hiện nay cho thấy cây dạ cẩm được chia thành nhiều loại khác nhau. Nhưng trong số đó, người ta chia loại cây này thành hai loại chính là loại dạ cẩm thân tím và dạ cẩm thân xanh. Chúng ta có thể dễ dàng nhận biết cây dạ cẩm qua màu sắc.
Trong mỗi loại đó nó được chia thành hai loại khác, đó là loại có lông tơ và loại không có lông tơ. Cụ thể hơn, những cây những cây thân tím mọc xa hơn, trong khi những cây có thân xanh mọc gần sát nhau.
Khu vực phân bố – Dạ cẩm có tác dụng gì?
Cây dạ cẩm được phân bố ở nhiều quốc gia khác nhau, chẳng hạn như Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Campuchia. Đây là những quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa, rất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của loại cây này. Đồng thời đảm bảo được chất dinh dưỡng của cây.
Ở nước ta, cây này mọc ở các vùng núi trên độ cao 1500m. Khí hậu mát mẻ, thuận lợi như Lạng Sơn, Hà Giang, Hà Tây, Thái Nguyên,… Và các khu vực vùng núi phía Tây Bắc. Đây cũng là những khu vực giàu dược liệu quý hiếm.
Thu hái, chế biến
Cây dạ cẩm có sức sống khá mãnh liệt, cây có thể phát triển xum xuê, tươi tốt quanh năm, cây có thể thu hoạch bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của người dân thì nên thu hoạch cây trước khi cây ra hoa từ tháng 5 đến tháng 7, khi đó thân mập hơn, lá dày hơn.
Cây thuốc dạ cẩm được làm từ toàn bộ cây thuốc bao gồm cả lá, hoa, ngọn non và rễ. Tuy nhiên, phần rễ có ít dược tính hơn nên ít được sử dụng làm thuốc.
Có 3 cách để sử dụng dược liệu dạ cẩm, bao gồm cây tươi, khô hoặc làm mềm.
Dùng tươi: Thường chỉ dùng phần mọc trên mặt đất, dùng ngay sau khi rửa sạch bụi bẩn và đã loại bỏ tạp chất.
Phơi nắng hoặc phơi khô: Cây dạ cẩm sau khi thu hoạch, cắt khúc dài khoảng 5 cm, sao vàng hạ thổ, phơi khô hoặc sấy để dùng dần.
Cao dạ cẩm: Thu hoạch một số lượng lớn, đem rửa sạch cắt khúc, rồi đem phơi khô. Đun 7kg lá khô cùng với nước lá, lưu ý nên lấy lượng nước gấp 4 lần lượng cây thuốc, nấu trong khoảng 6 giờ, đến khi nước sắc cạn còn 8kg. Tiếp đó cho 2 kg đường vào đánh đều, cuối cùng cho 1 kg mật ong vào đánh cùng. Thành phẩm mềm, đặc, có vị hơi đắng, có màu nâu đen, hàm lượng nước khoảng 20%, đậy kín để sử dụng dần.
Thành phần hóa học
Từ các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thân, lá và rễ có chứa saponin, iridoid, ancaloit và tannin, đặc biệt là chất Anthranoid trong rễ.
Hàm lượng alkaloid toàn phần của thân và lá là 0,14%; của rễ là 1,98%.
Hàm lượng saponin trong thân và lá là 0,658%, hàm lượng saponin trong rễ là 0,511%, đường của saponin là glucose và galactose.
Trong đông y dạ cẩm có tác dụng gì?
Dược liệu dạ cẩm có vị ngọt, hơi đắng, có tính bình nên được quy vào 2 kinh tỳ và vị. Dạ cẩm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm sưng đau, lở loét, tiêu viêm, lợi tiểu, cân bằng dịch vị axit dạ dày, làm lành những vết niêm mạc dạ dày bị viêm loét, bong tróc,…
Trong y học hiện đại dã cẩm có tác dụng gì?
Các thành phần hóa học có trong cây có thể chứng minh tác dụng cải thiện tình trạng ợ chua, ợ hơi, điều trị viêm loét hang vị dạ dày, trung hòa dịch vị và nhiều bệnh khác của cơ quan này.
Ngoài ra, cây còn có thể chữa vết thương và vết loét ngoài da, miệng và lưỡi, trị viêm họng, chữa các bệnh do vi khuẩn trong khoang miệng,…
Những đối tượng nên sử dụng dược liệu dạ cẩm
Với những công dụng của dược liệu dạ cẩm mang lại cho người sử dụng, có thể yên tâm sử dụng các bài thuốc sau để chữa bệnh:
Người bị viêm loét dạ dày, loét miệng, tưa lưỡi.
Người bị đầy bụng, khó tiêu, chán ăn, loét dạ dày, viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, trào ngược dịch mật dạ dày,….
Những người bị lở loét các vết thương ngoài da, bị mưng mủ cũng có thể sử dụng loại cây này.
Trẻ em và người lớn cũng có thể sử dụng một cách an toàn mà không gây ra quá nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
Dạ cẩm có tác dụng gì?
Công dụng của dạ cẩm có tác dụng chữa:
Loét dạ dày
Viêm dạ dày
Đau dạ dày
Giảm đau sưng
Tưa lưỡi, lỡ loét miệng
Thanh nhiệt, giải độc
Trào ngược dạ dày
Ợ hơi, ợ chua
Làm lành vết thương
Viêm hang vị
…