Cây sài hồ có tác dụng gì đối với sức khỏe

Cây sài hồ là loại cây thuộc ở Việt Nam và vô cùng thông dụng trong các bài thuốc chữa bệnh đông y chữa rất hiệu quả đối với bệnh sốt rét, sốt nhiệt, viêm túi mật cấp tính, viêm gan mạn tính,… Vậy sài hồ là cây gì? Cây sài hồ có tác dụng gì? Công dụng của sài hồ là gì? Để tìm hiểu tất tần tật về cây sài hồ hãy cùng gia công thực phẩm chức năng Life Gift VIệt Nam qua bài viết sau.

Sài hồ là cây gì?

Trước tiên để tìm hiểu cây sài hồ có tác dụng gì thì ta hãy cùng tìm hiểu đặc điểm cây và phân loại của chúng nhé.

Cây sài hồ có tên khoa học là Bupleurum chinense, tên dược liệu là Radix Bupleuri, thuộc họ hoa tán. Dược liệu sài hồ có nhiều tên gọi khác nhau như sà diệp sài hồ, ngạnh sài hồ, thiết miêu sài hồ, sài hồ Bắc…

Cây sài hồ là loại cây thân thảo sống lâu năm, mọc thành bụi, phân thành nhiều nhánh ở gốc và mọc tỏa ra xung quanh, có chiều cao 0,5 – 3m. Thân cây khi non có màu xanh, phủ một lớp lông mịn. Khi cây già có màu xanh nâu hoặc hơi tía, bề mặt nhẵn.

Lá sài hồ mọc so le nhau, phiến lá dày, có hình thìa, mép lá có răng cưa, mặt trên lá láng bóng, mặt dưới có màu nhạt hơn, lá có mùi thơm hắc.

Hoa sài hồ mọc thành cụm ở đầu cành, quả chia thành 10 cạnh, có mào lông không rụng. Rễ có màu vàng ngà, có vị đắng, hơi dai và có mùi thơm

Phân loại sài hồ

Sài hồ được chia làm 2 loại là sài hồ bắc và sài hồ nam, hai loại này tuy tên giống nhau nhưng hoàn toàn khác nhau và không cùng một họ. Do đó, để tránh nhầm lẫn 2 loại này ta nên phân biệt như sau:

Cây sài hồ Bắc

Đặc điểm sài hồ Bắc

Sài hồ Bắc là cây sài hồ như đặc điểm mô tả trên.

Khu vực phân bố

Cây sài hồ Bắc có nguồn gốc từ Nhật Bản và Trung Quốc, sau đó được di thực vào Việt Nam. Hiện nay, ở nước ta sài hồ Bắc mọc hoang rải rác ở một số tỉnh miền Bắc.

Thu hái, chế biến

Người ta thường dùng rễ và lá cây sài hồ Bắc để làm dược liệu chữa bệnh. Theo kinh nghiệm, rễ và lá được thu hái quanh năm. Sau ki hái về ta có thể bào chế theo những cách sau:

Cắt bỏ phần rễ con, rửa sạch loại bỏ bụi bẩn và tạp chất.

Sau đó, có thể phơi nắng hoặc sấy khô, khi dùng có thể đem tẩm mật sao thơm hoặc tẩm mật, còn lá thường được dùng tươi hoặc sấy khô hoặc nấu thành cao.

Dược liệu sau khi được bào chế nên bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, để đảm bảo dược tính của dược liệu nên bảo quản trong hộp hoặc bao bì kín.

Thành phần hóa học

Theo nghiên cứu cho thấy, cây sài Bắc có chứa ít tinh dầu, một chất rượu gọi là phytos terola và bupleurumola, hoạt chất saponin. Bên cạnh đó, trong lá và thân cây sài hồ Bắc có chứa rutin.

Cây sài hồ Nam

Đặc điểm sài hồ Nam

Sài hồ Nam là cây thân thảo sống lâu năm, cao 40 – 60cm. Thân cây có hình trụ nhẵn, phân thành nhiều cành, vỏ cây có màu nâu đỏ. Lá có hình bầu dục hoặc hình trứng, mặt lá nhẵn, mép lá có răng cưa, mặt lá nhẵn, có mùi thơm hắc. Hoa mọc ở kẽ lá thường có màu hồng và hầu như không có cuống. quả có hình trụ, có 10 cạnh lồi. Cây sài hồ Nam thường cho hoa và sai quả vào tháng 5 – 7 hàng năm.

Khu vực phân bố

Sài hồ Nam phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc, Campuchia, Việt Nam, Thái Lan và một số nước châu Á. Cây sài hồ Nam sinh sống chủ yếu ở các tỉnh ven biển, mọc ở ven đường đi, bờ ruộng, kênh rạch, các cửa sông,…

Thu hái, chế biến

Người ta thường dùng rễ của cây sài hồ Nam làm thuốc chữa bệnh. Rễ được thu hái quanh năm, sau khi thu hoạch thì cắt bỏ những rễ con, rửa sạch loại bỏ bụi bẩn, rồi đem phơi nắng hoặc sáy khô. Dược liệu khi dùng có thể đem tẩm rượu hoặc tẩm mật ong hoặc đem sao vàng cho thơm.

Thành phần hóa học

Theo nghiên cứu, trong sài hồ Nam có chứa saponin và một số nhóm acid.

Tác dụng dược lý

Trong đông y cây sài hồ có tác dụng gì?

Dược liệu sài hồ có vị đắng, tính hàn nên được quy vào  4 kinh can, tâm bào, đởm và tam tiêu. Dược liệu sài hò có tác dụng chữa các bệnh hoa mắt, khó tiêu, sa dạ dày, cảm cúm, sốt rét, sốt nóng, viêm gan mạn tính, kinh nguyệt không đều, trẻ bị lên đậu, sởi, kho tiểu,…

Trong y học hiện đại cây sài hồ có tác dụng gì?

Sử dụng sài hồ có tác dụng giải nhiệt, ức chế vi khuẩn lao, an thần, kháng nhiều loại virus như bại liệt, cúm hiệu quả.

Dược liệu sài hồ có tác dụng ức chế trực khuẩn lao, vi trùng sốt rét, cầu khuẩn tan huyết, virus viêm gan, phẩy khuẩn thổ tả.

Có tác dụng trong việc bảo vệ lá gan, hạ mỡ trong máu, lợi mật.

Có tác dụng kích thích và tăng khả năng tổng hợp protein, tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, khi kết hợp sài hồ với nhân sâm và cam thảo có tác dụng kích thích tuyến thượng thận đối với những người bệnh đã sử dụng corticosteroid thời gian dài.

Cây sài hồ có tác dụng gì?

Sây sài hồ có tác dụng:

Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể

Kháng viêm

Viêm loét dạ dày, tá tràng

Điều hòa huyết áp

Bảo vệ lợi mật và gan

Chứng ngoại cảm

Hạ mỡ máu

Giảm căng thẳng và giúp an thần hiệu quả

Giải nhiệt, trị cảm, ra mồ hôi, lợi tiểu

Mất ngủ lâu ngày, hoa mắt, ù tai

Viêm phế quản

Suy nhược thần kinh

Những bệnh liên quan đến đường hô hấp

Tổng hợp protein trong cơ thể

Giảm cholesterol trong máu

https://mitavietnam.com/

https://mitavietnam.com/nha-may-san-xuat-tui-vai-canvas/

https://mitavietnam.com/cong-ty-may-balo-xuat-khau/

https://mitavietnam.com/chon-balo-cho-be-lop-1/

https://mitavietnam.com/danh-muc-san-pham/balo-quang-cao/

https://mitavietnam.com/dat-may-balo-theo-yeu-cau-tphcm/